Hầu hết người dùng máy tính đều
gặp phải tình trạng Laptop bị nóng khi đang sử dụng, điều này gây khó
chịu trong quá trình sử dụng, làm hư hại các thiết bị phần cứng bên trong máy…
nếu trường hợp Laptop bị nóng ở ổ cứng, bị nóng tắt đột ngột, ... rất dễ dẫn
đến nguy cơ cháy nổ gây mất an toàn.
Bất kì ai cũng đều công nhận rằng
so với máy tính bàn thì Laptop có ưu điểm là sự gọn nhẹ, khả năng cơ
động cao, đó cũng chính là lý do Laptop phải đối mặt với vấn đề của
mình: "Quá nhiều thứ được nhồi nhét trong một không gian chật hẹp!"
à Laptop bị nóng là một vấn đề luôn dai dẳng đối
với người dùng.
Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách
khắc phục nhé J
\
1. Laptop Bị Bám Bụi
Laptop vốn nhỏ gọn nên dẫn tới không
gian bên trong bị hạn chế, các linh kiện phải bố trí sát nhau. Sau một thời
gian sử dụng, các khe của Laptop sẽ bị bám đầy bụi làm quá trình tản
nhiệt khó khăn, kém hiệu quả. Biện pháp duy nhất là vệ sinh máy, đặc biệt
là ở vị trí các khe tản nhiệt, thông hơi, những nơi bạn có thể tiếp cận.
Nếu bạn tự tin về vốn kiến thức về
máy tính của mình, bạn có thể tự tháo chiếc Laptop của mình để vệ sinh, lưu ý
là với cáp nối với ổ cứng và với màn hình bạn phải thao tác hết sức cẩn
thận vì chúng rất dễ hỏng. Để an tâm hơn, bạn có thể đem đến các của hàng sửa
chữa máy tính, yêu cầu họ tháo máy để vệ sinh máy và có thể tra thêm một vài
giọt keo tản nhiệt.
2. Hỏng Quạt Tản Nhiệt
Bộ phận đóng vai trò chính trong việc
lưu thông không khí tản nhiệt cho Laptop là Quạt tản nhiệt. Nếu trong quá
trình hoạt động, bạn cảm thấy quạt gặp một số trục trặc như phát ra
tiếng ồn hay tiếng động lạ… hãy mang laptop của bạn đi bảo hành hay đến các
trung tâm sửa chữa máy tính càng sớm càng tốt để được kiểm tra, sửa chữa hoặc
thay thế nếu cần.
3. Quá Tải CPU
Bạn có biết nếu bắt CPU phải tải quá
nhiều tiến trình, CPU sẽ phải hoạt động với cường độ lớn từ đó tạo ra một
lượng nhiệt lớn cho máy tính của bạn gây nên tình trạng nóng của Laptop.
Bạn nên tắt bớt các tiến trình không
cần thiết, giảm số lượng các tiến trình chạy ngầm, tắt bớt các ứng dụng đang
chạy hay sử dụng thêm đế tản nhiệt gắn ngoài dành cho Laptop nhé.
è
Hi
vọng là các bạn đã có thêm kinh nghiệm để chăm sóc cho chiếc Laptop của mình
tốt hơn qua bài viết này rối hen ^^~
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét